Chống bán phá giá là gì?
Các biện pháp chống bán phá giá được chứng minh bằng Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994, cho phép áp dụng các biện pháp đó khi hàng hóa nhập khẩu được bán dưới giá thị trường hợp lý, gây thiệt hại đáng kể hoặc có khả năng gây thiệt hại cho một ngành công nghiệp trong nước. Ngoài ra, các biện pháp đối kháng có thể được thực hiện để ứng phó với tác động tiêu cực của trợ cấp đối với một ngành cụ thể. Các biện pháp tự vệ cũng cho phép áp dụng thuế tạm thời đối với hàng nhập khẩu đang gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, bất kể tính công bằng của hàng hóa nhập khẩu.
Xu hướng chống bán phá giá trên toàn thế giới
Trong số ba biện pháp phòng vệ thương mại là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, chống bán phá giá cho đến nay là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất. Quả thực, gần như mọi quốc gia thương mại lớn đều sử dụng biện pháp chống bán phá giá. Chống bán phá giá đã tăng vọt vào năm 2000 và 2001, và gần đây chúng ta đang chứng kiến nhiều vụ kiện chống bán phá giá hơn. Trong 5 năm đầu tiên của hiệp định WTO, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Nam Phi là ba quốc gia sử dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất. Kể từ đó, Ấn Độ đã trở thành người sử dụng lớn nhất, trong khi các nước đang phát triển ngày càng sử dụng nó nhiều hơn. Mục tiêu điều tra hàng đầu là Trung Quốc (nước xuất khẩu lớn nhất), tiếp theo là Hàn Quốc và Mỹ. Các biện pháp chống bán phá giá đối với Nhật Bản đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua và Nhật Bản hiếm khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Mọi thành viên WTO đều được phép sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, nhưng các ngành bị ảnh hưởng phải cung cấp bằng chứng về thiệt hại và hợp tác với các cơ quan chức năng để xác định xem các biện pháp đó có được bảo đảm hay không.
Thi hành các biện pháp chống bán phá giá
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) được yêu cầu phải tuân thủ các quy định được nêu trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) cũng như hiệp định chống bán phá giá của WTO. WTO giám sát việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá để đảm bảo sự phù hợp và cho phép các thành viên WTO nêu lên mối lo ngại về hành động chống bán phá giá của các thành viên khác thông qua Ủy ban về Thực hành chống bán phá giá. Bán phá giá liên quan đến chiến lược định giá được áp dụng bởi các nhà xuất khẩu riêng lẻ, trong đó một số nhà xuất khẩu nhất định tham gia vào các hoạt động như vậy trong khi những nhà xuất khẩu khác thì không. Một kịch bản điển hình liên quan đến việc nhà xuất khẩu tính giá ở thị trường nước ngoài thấp hơn so với thị trường trong nước hoặc định giá sản phẩm của họ thấp hơn chi phí sản xuất.
Một quốc gia quyết định liệu việc bán phá giá có gây thiệt hại hay không dựa trên các hiệp định của WTO. Mỗi quốc gia thành lập một cơ quan điều tra trung lập tìm hiểu thực tế để giải thích đầy đủ sự cần thiết của các biện pháp chống bán phá giá. Các quyết định có thể bị thách thức và vi phạm quy tắc có thể dẫn đến trả đũa thương mại. Ngành sản xuất trong nước phải yêu cầu khởi xướng điều tra chống bán phá giá, cung cấp đầy đủ bằng chứng và hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra.
Ngành xơ sợi Việt Nam bị Mỹ điều tra chống bán phá giá năm 2024
Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của xơ sợi Việt Nam sau Nam Mỹ và Châu Âu. Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong 2 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu xơ sợi sang Mỹ cán mốc 30,4 triệu USD, tương đương với 24.598 tấn, tăng 155% về lượng và tăng 508% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh mức tăng trưởng khả quan, ngành này cũng đang gặp khó. Mới nhất, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) có mã HS. 5503.20.0025.
Vụ việc được USITC khởi xướng điều tra ngày 28/2 theo đơn đề nghị từ các nhà sản xuất sợi staple nhân tạo từ polyester của Mỹ bao gồm Fiber Industries LLC d/b/a Darling Fibers; Nan Ya Plastics Corp, America và Sun Fiber LLC.
Nguyên đơn cáo buộc việc nhập khẩu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester đã tăng mạnh so với sản xuất và tiêu thụ nội địa, gây ra thiệt hại nghiêm trọng và ảnh hưởng tới ngành sản xuất trong nước.
Ngày 11 tháng 3 năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông báo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber).
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo của USITC, các bên có 21 ngày (kể từ ngày đăng công báo Liên bang) để đăng ký tham gia và nhận thông tin về vụ việc. USITC dự kiến sẽ tổ chức 1 phiên tham vấn về thiệt hại và 1 phiên tham vấn về biện pháp áp dụng.
Đối với phiên tham vấn về thiệt hại (dự kiến tổ chức ngày ngày 4 tháng 6 năm 2024), thời hạn để đăng ký tham gia là ngày 24 tháng 5 năm 2024, thời hạn nộp bình luận về nội dung là ngày 28 tháng 5 năm 2024. Đối với phiên tham vấn về biện pháp áp dụng (dự kiến tổ chức ngày 23 tháng 7 năm 2024), thời hạn để đăng ký tham gia là ngày 17 tháng 7 năm 2024 và thời hạn nộp bình luận về nội dung này là ngày 16 tháng 7 năm 2024.
Nếu không đăng ký tham gia, các bên vẫn có thể nộp bình luận về thiệt hại trước ngày 11 tháng 6 năm 2024 và về biện pháp áp dụng trước ngày 29 tháng 7 năm 2024.
USITC dự kiến ban hành kết luận về thiệt hại vào ngày 9/7 và sẽ báo cáo lên Tổng thống xem xét, quyết định trong vòng 180 ngày kể từ ngày nộp đơn, dự kiến vào ngày 26/8.
Trước đó, năm 2017, sản phẩm này đã bị Mỹ điều tra chống bán phá giá với Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam; điều tra chống trợ cấp với Trung Quốc và Ấn Độ. Sau đó, Việt Nam được loại trừ khỏi phạm vi điều tra theo đề nghị của nguyên đơn. Hiện nay, sản phẩm từ các nước, vùng lãnh thổ nói trên (trừ Việt Nam) vẫn đang bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Theo số liệu của USITC, trong giai đoạn 2021 – 2023, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam sang Mỹ xấp xỉ 5,9 triệu USD. Riêng năm 2023 là 5,2 triệu USD, đứng thứ 8 trong số các nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ và chiếm 3% tổng thị phần nhập khẩu vào Mỹ.
Được biết, Mỹ là quốc gia điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới. Đồng thời là quốc gia điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với Việt Nam với tổng cộng hơn 50 vụ việc điều tra phòng vệ bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.
Thông tin tổng quan về vụ điều tra xơ sợi Việt Nam của Mỹ năm 2024
- Ngày khởi xướng điều tra: Ngày 28 tháng 02 năm 2024.
- Mã số Hồ sơ: Investigation No. TA-201-078
- Mặt hàng bị điều tra: Xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) có Mã HS: 5503.20.0025.
- Nguyên đơn: Các nhà sản xuất sợi staple nhân tạo từ polyester của Hoa Kỳ, bao gồm: Fiber Industries LLC d/b/a Darling Fibers; Nan Ya Plastics Corp, America; và Sun Fiber LLC.
- Bị đơn:
- Alok Industries Limited
- Delegation of the European Union – Washington, District of Columbia United States of America
- European Man-made Fibres Association
- Frontier Yarns, Inc.
- Gildan Yarns LLC
- Government of Canada
- Government of Malaysia – Kuala Lumpur, Not Applicable Malaysia
- Government of Mexico
- Government of the Republic of Turkey
- Ministry of Trade, Industry and Energy
- Recron (Malaysia) Sdn Bhd
- Reliance Industries Limited
- Reliance Polyester Limited
- Royal Thai Government
- SASA Dış Ticaret AŞ
- Toray Advanced Materials Korea, Inc.
- Trade Remedies Authority of Viet Nam
Các nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam quan tâm đến vụ việc có thể nộp bản trả lời tại địa chỉ website sau của USITC: https://dropbox.usitc.gov/oinv / Pin: FDEN
Ngoài ra, các thông tin liên quan khác về vụ việc được đăng tải tại địa chỉ website: https://ids.usitc.gov/case/8180/investigation/8532. Tìm hiểu tài liệu, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Liên quan tới vấn đề trên, Cục PVTM và VCOSA khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan:
– Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc; đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu;
– Chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục tra tự vệ toàn cầu;
– Chủ động đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin điện tử của USITC (https://www.usitc.gov/) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ (nếu có);
– Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, cân nhắc tham gia trả lời bản câu hỏi đúng thời hạn;
– Phối hợp chặt chẽ với Cục PVTM và Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) trong suốt quá trình của vụ việc.